Thứ Năm, 15 tháng 5, 2014

Quy định xe container phải lắp thiết bị định vị

Chiều ngày 8-11, Thứ trưởng Lê Mạnh Hùng và lãnh đạo các vụ chức năng tham mưu của Bộ GTVT đã có buổi trao đổi cởi mở với các cơ quan thông tấn báo chí của Trung ương và Hà Nội về kết quả thực hiện nhiệm vụ tháng 10 và 10 tháng năm 2011 của Bộ GTVT.

Theo lộ trình thì đến 31-12-2011, tất cả xe container mới phải lắp thiết bị giám sát hành trình, nên xe tải bị tai nạn nói trên chưa vi phạm quy định này. Lái xe chưa đủ tuổi, ngủ gật? chưa có bằng FC? Các câu hỏi trên còn chờ cơ quan chức năng điều tra kết luận.


Trả lời câu hỏi của các nhà báo về phương án điều chỉnh giờ làm việc, học tập để giảm ùn tắc giao thông ở Hà Nội của Bộ GTVT và TP Hà Nội có sự khác nhau? Thứ trưởng Lê Mạnh Hùng khẳng định: không có sự khác nhau, việc đưa ra các phương án đều đi đến mục đích cuối cùng là tìm ra giải pháp tối ưu và khả thi.


thiet-bi-dinh-vi-oto-tg102
thiết bị định vị oto tg102

Thứ trưởng Lê Mạnh Hùng cũng cho biết, các biện pháp này đã được đưa ra bàn thảo từ nhiều năm nhưng chưa thực hiện được. Với áp lực mỗi năm phương tiện cá nhân tăng bình quân trên 10%, nên ùn tắc giao thông tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh hiện đã ở ngưỡng “đỉnh”, trong khi hạ tầng và phương tiện vận tải công cộng chưa đầu tư kịp, thì việc điều chỉnh giờ là giải pháp hữu hiệu trong thời điểm hiện tại.

Liên quan đến việc khai man bằng cấp của viên phi công Hàn Quốc, ông Lại Xuân Thanh, Phó cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho biết: Việc khai man thời gian huấn luyện của phi công ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn của mỗi chuyến bay. Thông tin trên được Báo chí Hàn Quốc đưa ra, hiện Cục Hàng không VN đang đề nghị Cục hàng không Indonesia phối hợp xác minh lại việc cấp bằng cũng như giờ bay huấn luyện của viên phi công này.

Ông Thanh cũng cho biết, việc thuê phi công, VNA không trực tiếp tuyển mà thuê những phi công đã được cấp bằng, sau đó trình Cục Hàng không Việt Nam kiểm tra và công nhận theo công ước Chicago. Sau sự việc trên, Cục Hàng không Việt Nam đã quyết định thanh tra theo Luật Hàng không về quy trình và điều kiện tuyển phi công nước ngoài của VNA.



Trả lời câu hỏi của các nhà báo xung quang việc ban hành Phiếu kiểm soát lái xe đang được hai Bộ GTVT và Công an soạn thảo, bà Trịnh Thị Minh Hiền, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ GTVT cho biết: Mục đích của việc này nhằm quản lý chặt chẽ hơn các vi phạm của lái xe để áp dụng mức xử phạt xử phạt tăng nặng một cách chính xác. Việc này không trùng lắp với Đề án đổi mới cấp giấy phép lái xe do Cục Đường bộ đang tiến hành. Mong muốn tìm ra giải pháp quản lý hiệu quả, ít tốn kém, không trái Luật sẽ được hai Bộ tiếp tục bàn thảo trong thời gian tới- bà Hiền khẳng định.




Liên quan đến vụ tai nạn nghiêm trọng tại Bình Thuận làm 10 người chết và 22 người bị thương, lái xe chưa có bằng FC, phương tiện chưa được lắp thiết bị định vị giám sát hành trình? Ông Nguyễn Văn Quyền, Phó Cục trưởng Cục Đường Bộ VN cho biết: Hiện các cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra, khi có kết quả, đơn vị quản lý phương tiện và người lái sai đến đâu sẽ cử lý theo pháp luật. 

Xem thêm về tính năng thiết bđịnh voto giám sát hành trình tại địa ch

http://dinhvixehoivietglobal.jimdo.com 


Thứ Tư, 14 tháng 5, 2014

Thiết bị định vị gps cho ô tô xe máy

Theo ông Đỗ Hữu Đức - Phó cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam    
        
Tại châu Âu, từ ngày 1/5/2006, tất cả các xe thuộc đối tượng phải lắp hộp đen, khi đăng ký mới đều phải lắp loại thiết bị giám sát điện tử, có khả năng lưu trữ được thông tin của tối thiểu 365 ngày và cho phép kết xuất dữ liệu theo yêu cầu quản lý. Các thông tin chính được lưu trữ trong hộp đen gồm: ngày sản xuất của thiết bị và của đầu cảm biến tốc độ; số khung/số nhận dạng (VIN) của xe ôtô; các bộ phận an toàn; các sự cố đặc biệt như: quá số vòng quay, các lần làm sửa đổi số liệu; thống kê các lỗi trong thiết bị hoặc trong thẻ truy cập cấp cho lái xe; nhận dạng người lái và việc vận hành xe của người này (thời gian lái, nghỉ, dừng....); tốc độ chạy xe; quãng đường chạy xe; thông tin về cơ sở sửa chữa và các lần hiệu chỉnh thiết bị; thông tin về các lần bị kiểm tra, kết xuất dữ liệu.  

Độ sai lệch cho phép của hộp đen sau khi được lắp lên xe như sau: quãng đường hiển thị so với quãng đường thử thực tế không lớn hơn 2% nhưng không được vượt quá 1 km; tốc độ hiển thị so với tốc độ thực tế không lớn hơn 4 km/h; thời gian hiển thị so với thời gian thực tế không lớn hơn 2 phút/ngày nhưng không quá 10 phút cho 7 ngày (1 tuần). Độ sai lệch khi xe đưa vào khai thác sử dụng: quãng đường hiển thị so với quãng đường thử thực tế  không lớn hơn 4 % nhưng không được vượt quá 1 km; tốc độ hiển thị so với tốc độ thực tế không lớn hơn 6 km/h; thời gian hiển thị so với thời gian thực tế không lớn hơn 2 phút/ngày nhưng không quá 10 phút cho 7 ngày (1 tuần ). Ngoài ra, hộp đen thường có thêm một số tính năng phụ trợ như: cảnh báo thời gian lái cho phép (không quá 4 giờ), cảnh báo tốc độ (không quá 80 km/h), có sẵn cổng dự phòng dùng cho việc kết nối với các thiết bị theo dõi, giám sát khác theo yêu cầu quản lý riêng của từng doanh nghiệp vận tải....

Theo Quy định 3821/85 và 6561/2006 của Ủy ban kinh tế châu Âu  thì doanh nghiệp có xe hoặc chịu trách nhiệm khai thác sử dụng xe phải có trách nhiệm lưu trữ, bảo quản các dữ liệu có trong hộp đen và cung cấp các dữ liệu này khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền Nhà nước. Việc kết xuất, lưu trữ bảo quản dữ liệu của doanh nghiệp như sau: sau mỗi khoảng thời gian không quá 28 ngày phải thực hiện việc kết xuất đối với dữ liệu trong Thẻ cấp cho lái xe; sau không quá 3 tháng phải thực hiện việc kết xuất đối với dữ liệu có trong hộp đen lắp đặt trên xe; các dữ liệu kết xuất từ hộp đen Thẻ cấp cho lái xe nêu ở trên phải được lưu trữ tại Doanh nghiệp trong thời hạn tối thiếu là 1 năm. 

Đối với Việt Nam, việc trang bị thiết bị hộp đen trên ôtô nhằm mục đích kiểm soát về an toàn là một vấn đề mới. Chúng ta chưa có khả năng tự sản xuất ra hộp đen nên nguồn thiết bị lắp đặt trong thời gian tới vẫn phải là nguồn nhập khẩu. Đến nay, chúng ta vẫn chưa có văn bản về mô hình quản lý cụ thể cũng như chưa đưa ra các nội dung công việc cần thực hiện để triển khai việc lắp đặt hộp đen. Để làm tốt việc này, cần xây dựng và ban hành văn bản  quy định về việc quản lý hộp đen và cơ sở dữ liệu. Trong đó, cần quy định cụ thể cách thức quản lý, nhiệm vụ  và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Xây dựng và ban hành quy định thống nhất về yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị này để làm cơ sở cho việc kiểm tra, chứng nhận... 

Ngoài ra, để hạn chế việc doanh nghiệp phải trang bị, nâng cấp thiết bị nhiều lần và nhập khẩu công nghệ cũ nên chọn thiết bị giám sát điện tử là loại thiết bị cần phải lắp trên xe. Đồng thời, để việc triển khai lắp đặt hộp đen thuận tiện, hiệu quả, cần xây dựng lộ trình lắp đặt hộp đen bị có tính khả thi, phù hợp với thực tiễn, căn cứ vào số lượng, nội dung các công việc cần triển khai, vào khả năng điều kiện cụ thể của Việt Nam và một điều rất quan trọng đó là sự đồng thuận của các doanh nghiệp vận tải, nhà sản xuất xe và các tổ chức cá nhân khác có liên quan. Vì vậy, lộ trình lựa chọn cần có đủ thời gian để xây dựng được một quy định về yêu cầu kỹ thuật đối với  thiết bị đảm bảo tính khả thi khi áp dụng... Có lộ trình khác nhau cho các đối tượng xe khác nhau, chẳng hạn, thời hạn áp dụng cho xe đăng ký mới nên ngắn hơn so với  xe đang lưu hành hay xe vận chuyển theo tuyến đường dài  trước xe vận chuyển tuyến ngắn